Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Sơ tán hơn nửa triệu dân miền Trung - Chính trị - Xã hội - Tuổi Trẻ Online

Từ sáng 9-11, hai phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Hoàng Trung Hải đã lần lượt đi một loạt các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi ra đến Quảng Trị để kiểm tra tình hình đối phó với cơn bão số 14. Tại buổi làm việc khẩn với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu địa phương này phải sớm di dời dân, làm quyết liệt, tránh tâm lý chủ quan của người dân sẽ không thể ứng cứu kịp trong bão. Lãnh đạo tỉnh phải trực tiếp kiểm tra công tác di dời dân. “Siêu bão thì cần phải siêu hành động, hành động siêu nhanh để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, thậm chí không thiệt hại về người” - Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Cả xã phải di dời

Đến 19g ngày 9-11, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã di dời hơn 33.500 hộ với 132.000 người ở vùng xung yếu, ven biển, vùng đầm phá lên trú ẩn an toàn tại các nhà cao tầng của dân, trụ sở ủy ban xã phường, trường học và cơ quan công sở của Nhà nước. Ông Nguyễn Văn Cao, chủ tịch UBND tỉnh, nói đây là cuộc sơ tán tránh bão lớn nhất từ trước đến nay ở tỉnh này.

Hơn 2.100 hộ dân ở các vùng xung yếu, thấp trũng, sống trong những căn nhà tạm bợ tại các khu “ổ chuột” ở trên Thượng thành Huế và khu vực Trường Bia (TP Huế) đã được di dời đến nơi trú ẩn an toàn. Ngành du lịch cũng đã bảo đảm an toàn cho gần 8.000 du khách đang lưu trú tại tỉnh, trong đó có hơn 4.500 du khách quốc tế.

Tại Quảng Trị, đã có 11.000 hộ với 43.000 người dân vùng xung yếu được sơ tán đến nơi an toàn từ chiều và gần 10.000 hộ với 40.000 người dân tiếp tục sơ tán ngay trong đêm 9-11. Tại huyện Gio Linh, ông Trần Ngọc Lân, chủ tịch UBND huyện Gio Linh, cho biết đã đưa người già, trẻ em đi di tản trước trong chiều tối 9-11; thanh niên ở lại nhà giữ tài sản, sau đó 4g sáng 10-11 sẽ di dời tiếp. Đến cuối ngày 9-11, do tình hình tại Quảng Trị vẫn còn khá yên ắng nên chính quyền đã cho những người dân di dời tạm thời trở về nhà ăn cơm tối sau đó trở lại.

Trong khi đó tại Quảng Ngãi, đến 18g ngày 9-11, chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Trần Ngọc Nguyên cho biết công tác di dời hơn 500 hộ với hơn 2.100 dân vùng ven biển, nhà cấp 4 kém an toàn với hơn 1/10 dân của đảo ở ba xã An Hải, An Vĩnh, An Bình hoàn tất. Đồng thời gần 500 tàu thuyền của đảo Lý Sơn từ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa đã về trú ẩn ở vũng neo trú tàu thuyền An Hải an toàn. Hiện không còn tàu nào của ngư dân Lý Sơn trong vùng bão. Đến tối qua, công tác sơ tán, di dời dân với hơn 80.000 hộ, trên 400.000 nhân khẩu của Quảng Ngãi lớn nhất từ trước đến nay đã hoàn thành, có xã phải di dời toàn bộ như xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn. Còn ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã có phương án đối phó bão và phòng chống tràn dầu. Trường hợp cấp bách sẽ giảm công suất và dừng hoạt động nhà máy, sơ tán lực lượng.

Quảng Bình khó gượng nổi

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài đã phát biểu như vậy tại cuộc họp ngày 9-11 triển khai công tác phòng chống bão số 14. Sở dĩ như vậy là do Quảng Bình đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 10, hoàn lưu bão số 11 và trận lốc xoáy lớn kèm theo lũ lụt xảy ra ngày 16-10. Đến nay, người dân vẫn chưa khắc phục xong thiệt hại của hơn nửa tháng thiên tai liên tục. Bão số 14 với sức gió khủng khiếp như thế, lại tràn qua Quảng Bình, người dân thật khó gượng nổi sau bão - ông Hoài cho biết.

“Vì vậy, yêu cầu cao nhất của tỉnh là bằng mọi giá phải bảo vệ tính mạng, tàu thuyền, tài sản của người dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại” - ông Hoài nói. Đến tối 9-11, gần 3.600 hộ với 12.000 dân ở vùng xung yếu ven biển, ven sông đã được di dời đến nơi an toàn trước khi bão tràn qua.

Trong khi đó, Hà Tĩnh đã di dời hơn 50.000 dân ở các huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà... Đến nơi trú ẩn an toàn. Lần này, người dân được di dời đến những nhà kiên cố tại các khách sạn , trụ sở ủy ban huyện, xã.

Hồ lớn khẩn trương xả nước

Đến chiều 9-11, thông tin từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết những hồ chứa nước đã đầy, nhất là hồ lớn như Cửa Đạt, Yên Mỹ chủ động xả bớt nước, có thể mở thêm cửa xả khi xảy ra mưa lớn bảo đảm dung tích đón lũ. Đặc biệt thông báo sâu rộng đến người dân vùng hạ du, thực hiện di chuyển dân khu vực ảnh hưởng đến nơi an toàn.

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng cho biết từ 8g ngày 9-11 các hồ đập lớn đều khẩn trương xả hàng chục triệu mét khối nước, hạ cao trình xuống 1m. Tại Nghệ An, hồ Vực Mấu hạ cao trình từ 21m xuống 20m, hồ Sông Sào từ 75,62m xuống 74,62m. Riêng hồ Kẻ Gỗ, Sông Rác, Kim Sơn (Hà Tĩnh) hạ cao trình xuống sâu hơn (2m). Các hồ thân đập yếu tại hai tỉnh này đều phải mở tràn phụ (tràn sự cố) đề phòng mưa lớn gây vỡ đập bêtông. Hàng trăm hộ dân ở dưới những hồ đập này đã di dời đến khu vực an toàn.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Mở hầm quân sự cho dân vào tránh bão

L 3 người chết, 30 người bị thương

Đến 12g ngày 9-11, biên phòng các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang đã thông báo, hướng dẫn 85.328 phương tiện/385.372 người đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng đi của bão để di chuyển về bờ, vào tránh trú trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và di chuyển xuống nam vĩ tuyến 8. Quân khu 4 chỉ đạo bộ chỉ huy quân sự các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế di dời 105.126 hộ/443.656 người ở các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Quân khu 5 di dời 25.108 hộ/92.793 người đến nơi an toàn; giúp dân chằng chống được 18.625 nhà, 85 trường học, trạm y tế. Quân khu 5 cũng chỉ đạo mở các hầm quân sự trên đảo Lý Sơn cho người dân vào tránh bão và phối hợp với Nhà máy lọc dầu Dung Quất tiếp nhận 1.000 người vào tránh bão.

Đến tối 9-11 đã có 3 người chết (Quảng Nam 2, Quảng Ngãi 1), 30 người bị thương do gặp tai nạn trong lúc phòng chống bão Haiyan.

T.PHÙNG - CHUNG THỦY

Không để người dân chết vì chủ quan

Ngày 9-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có công điện gửi chủ tịch UBND các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các bộ ngành liên quan thực hiện các biện pháp phòng chống bão.

Chiều tối 9-11, tại sở chỉ huy tiền phương của Chính phủ đặt tại Quân khu 5 (Đà Nẵng), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện đã có hàng vạn tàu thuyền vào bờ an toàn nhưng theo báo cáo và thực tế ông đi kiểm tra còn rất nhiều ngư dân chưa chịu rời khỏi tàu. Ngoài ra, có các khu vực xung yếu người dân vẫn còn nấn ná ở lại trong những căn nhà cấp 4 hết sức nguy hiểm. “Tôi chỉ đạo tất cả địa phương ngay trong đêm phải kiên quyết đưa tất cả ngư dân còn lại đang ở trên tàu lên bờ, người dân sống trong nhà cấp 4 tới nơi ở an toàn. Chúng ta vận động là chính nhưng khi người dân không chịu đi ta cũng phải cưỡng chế để giữ mạng sống cho dân. Hôm nay tôi đi kiểm tra các tỉnh, thấy ở các nhà cấp 4 nếu mà bão vào với sức gió như dự báo thì sẽ sập chết dân ngay nên chúng ta không được chủ quan. Quyết liệt di dời dù có tốn kém bao nhiêu đi nữa. Kinh nghiệm xương máu trong những cơn bão trước đây là ta cứ để ngư dân ở trên thuyền nên khi bão vào không trở tay kịp khiến nhiều người thiệt mạng” - ông Phúc chỉ đạo.

TUẤN PHÙNG - HỮU KHÁ

------------------------------------

 * Tin bài liên quan: 

>>Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải họp khẩn ở Thừa Thiên - Huế
>>Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra Quảng Ngãi chống bão
>>Bà con miền Trung căng người "đua" với "bão hủy diệt"
>>Dân phố cổ vừa chằng chống vừa lo lắng trước Haiyan
>>Sơ tán dân, hàng triệu HS miền Trung nghỉ học ngày 9-11
>>Cơn bão mạnh nhất lịch sử vào biển Đông
>>Chiến sĩ nhà giàn xuống tàu tránh bão khẩn cấp
>>Chống siêu bão Haiyan bằng tất cả giải pháp
>>Hàng nghìn tàu thuyền đã vào bờ tránh siêu bão Haiyan
>>Hơn 453.000 bộ đội, dân quân sẵn sàng chống bão
>>Dân vùng biển Quảng Nam "độn thổ" trú bão

  Du lịch miền Trung  , du khách sẽ có cơ hội tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp như:  bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cà Ná, Cửa Đại. Đặc biệt  ,  bãi biển Đà Nẵng  còn được tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ, Forbes chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới. Những khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ những du khách khó tính nhất. Do nền kinh tế hiện nay các cơ quan ban ngành hội họp, công nhân công tác để đẩy lùi sự khó khăn kinh tế đất nước nên các ngành du lịch Đà Nẵng phát triển kéo theo ngành  khách sạn Đà Nẵng  lớn nhỏ mở ra rầm rộ chào đón các du khách gần xa trên cả nước và quốc tế. Các khách sạn ven sông, ven biển thậm chí các khách sạn của vùng lân cận như:  khách sạn hội an  cũng được khai thác để đón các du khách đỗ về Đà Nẵng - Quảng Nam. Du lịch sông nước là một trong những nét quyến rũ của miền Trung, du khách có thể xuôi theo dòng sông Hương, ngắm cảnh sắc đẹp và tĩnh lặng như tranh thủy mặc. Phố cổ Hội An - một trong 10 điểm dừng chân tuyệt vời nhất châu Á do tạp chí nổi tiếng  Smart  Travel  Asia bình chọn. Một địa điểm lý tưởng du lịch miền Trung nữa là Đại nội kinh thành Huế, đặc biệt sinh động với cảnh sắc Đại nội trong ánh đèn đêm. Ngành du lịch miền Trung mang cả sự hiện đại và năng động, kết hợp trong đó là những nét văn hóa truyền thống dân gian, dân tộc. Với nhiều nhu cầu phát triển rộng rãi về ngành du lịch nói trên công ty du lịch & dịch vụ Xứ Đà đã đưa ra các tour với mức giá hợp lý để đảm bảo cho các du khách trong và ngoài nước có thể tham gia được. Dacotours mời anh đến với      du lịch bà nà      do Công ty Dacotours Tổ chức hàng ngày theo đoàn hoặc ghép tour theo yêu cầu.

Đặc biệt công ty chuyên cung cấp xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ, đời mới thực hiện các chương trình tham quan du lịch, các hội nghị, hội thảo, tập huân,  thuê xe du lịch đà nẵng  thực hiện các sự kiện dài ngày Lhệ: 0914 136 151. Để đáp ứng dịch vụ tốt công ty Xứ Đà (Dacotours) không ngừng nổ lực phấn đấu phát triển và tuyển chọn các hướng dẫn viên chuyên nghiệp để phục vụ du khách. Ngoài các dịch vụ trên công ty Du lịch Xứ Đà còn đưa ra các tour giảm giá cho các du khách đi tập thể, gia đình với giá cực kỳ rẻ và rất hợp lý về giá cả, hàng tuần du khách sẽ có các tour khuyến mãi đặc biệt đến mức giá rẻ bất ngờ đang chờ đó quý khách. Dacotours hân hạnh phục vụ ACE gần xa đã quan tâm và ủng hộ công ty chúng tôi xin chân thành cám ơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến