Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Không khí chống bão cấp tập ở miền Trung chiều nay - Chính trị - Xã hội - Tuổi Trẻ Online

  Du lịch miền Trung  , du khách sẽ có cơ hội tận hưởng những bãi biển tuyệt đẹp như:  bãi biển Lăng Cô, bãi biển Cà Ná, Cửa Đại. Đặc biệt  ,  bãi biển Đà Nẵng  còn được tạp chí uy tín hàng đầu của Mỹ, Forbes chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới. Những khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ những du khách khó tính nhất. Do nền kinh tế hiện nay các cơ quan ban ngành hội họp, công nhân công tác để đẩy lùi sự khó khăn kinh tế đất nước nên các ngành du lịch Đà Nẵng phát triển kéo theo ngành  khách sạn Đà Nẵng  lớn nhỏ mở ra rầm rộ chào đón các du khách gần xa trên cả nước và quốc tế. Các khách sạn ven sông, ven biển thậm chí các khách sạn của vùng lân cận như:  khách sạn hội an  cũng được khai thác để đón các du khách đỗ về Đà Nẵng - Quảng Nam. Du lịch sông nước là một trong những nét quyến rũ của miền Trung, du khách có thể xuôi theo dòng sông Hương, ngắm cảnh sắc đẹp và tĩnh lặng như tranh thủy mặc. Phố cổ Hội An - một trong 10 điểm dừng chân tuyệt vời nhất châu Á do tạp chí nổi tiếng  Smart  Travel  Asia bình chọn. Một địa điểm lý tưởng du lịch miền Trung nữa là Đại nội kinh thành Huế, đặc biệt sinh động với cảnh sắc Đại nội trong ánh đèn đêm. Ngành du lịch miền Trung mang cả sự hiện đại và năng động, kết hợp trong đó là những nét văn hóa truyền thống dân gian, dân tộc. Với nhiều nhu cầu phát triển rộng rãi về ngành du lịch nói trên công ty du lịch & dịch vụ Xứ Đà đã đưa ra các tour với mức giá hợp lý để đảm bảo cho các du khách trong và ngoài nước có thể tham gia được. Dacotours mời anh đến với      du lịch hội an      do Công ty Dacotours Tổ chức hàng ngày theo đoàn hoặc ghép tour theo yêu cầu.

Đặc biệt công ty chuyên cung cấp xe du lịch từ 4 đến 45 chỗ, đời mới thực hiện các chương trình tham quan du lịch, các hội nghị, hội thảo, tập huân,  xe du lịch đà nẵng  thực hiện các sự kiện dài ngày Lhệ: 0914 136 151. Để đáp ứng dịch vụ tốt công ty Xứ Đà (Dacotours) không ngừng nổ lực phấn đấu phát triển và tuyển chọn các hướng dẫn viên chuyên nghiệp để phục vụ du khách. Ngoài các dịch vụ trên công ty Du lịch Xứ Đà còn đưa ra các tour giảm giá cho các du khách đi tập thể, gia đình với giá cực kỳ rẻ và rất hợp lý về giá cả, hàng tuần du khách sẽ có các tour khuyến mãi đặc biệt đến mức giá rẻ bất ngờ đang chờ đó quý khách. Dacotours hân hạnh phục vụ quý vị gần xa đã quan tâm và ủng hộ công ty chúng tôi xin chân thành cám ơn.

TP. Quy Nhơn có 2.088 hộ dân với 7.848 nhân khẩu nằm trong vùng ven biển, ven đê, vùng trũng, ngập lụt sâu, vùng hạ lưu hồ chứa nước, nhà đơn sơ không chống chịu được khi gió bão, lụt xảy ra phải di dời.

Chiều ngày 9-11, tại xã Nhơn Hải, 91 hộ dân sống dọc kè chắn sóng ven biển rất nguy hiểm đã đến nơi an toàn. Ông Ngô Văn Quý, chủ tịch UBND xã đảo Nhơn Châu, cho biết tiến hành di dời 32 hộ dân với 129 nhân khẩu ở ven biển có nguy cơ cao về triều cường để tránh bão số 14. Nhân dân trên đảo đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, lương khô dự trữ; xã cũng đã mua dự trữ 10 tấn gạo phòng mưa bão cô lập dài ngày.

UBND TP. Quy Nhơn đã xuất 10.000 vỏ bao cát dự phòng, cộng với 5.000 vỏ bao cát của Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Bình Định hỗ trợ, cấp phát cho các phường, xã để gia cố các công trình phòng chống lụt bão, cấp phát cho dân để giằng chống nhà cửa. Thành phố tiếp tục mua thêm 5.000 vỏ bao cát nữa để dự phòng, phục vụ cho công tác phòng chống lụt, bão.

Trung tâm Y tế tổ chức thành lập các đoàn y, bác sỹ túc trực 24/24g tại bệnh viện và cơ động để phục vụ người dân. Công ty TNHH Công viên, Cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn khẩn trương chặt mé cây xanh, giằng néo hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí để đảm bảo an toàn.

Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Bình Định cho biết chiều ngày 9.11, Bình Định vẫn còn 67 tàu với 521 ngư dân nằm trong khu vực nguy hiểm của bão số 14.

Riêng khu vực quần đảo Trường Sa có 64 tàu với 407 người đã vào các đảo an toàn. Nhóm 273 tàu cá với 3.897 người đang ở vùng Malayxia tránh bão.

Tỉnh Bình Định hiện còn 4.843 ha lúa; 81 ha mặt nước nuôi tôm chưa thu hoạch. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 14, những ngày qua địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng, 46 hồ chứa đầy nước.

Khánh Hòa thành lập trung đội cơ động giúp dân chống bão

Bộ Chỉ huy Biên phòng (BĐBP) Khánh Hòa thành lập trung đội cơ động, chuẩn bị 2 xe chỉ huy, 3 xe tải, duy trì 100 % quân số, tàu thuyền trực sẵn sàng làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

Các đồn Biên phòng phát các bản tin về thời tiết hướng dẫn tàu thuyền ngư dân và các tàu hoạt động trên biển biết để tìm vị trí trú, tránh an toàn. Đài canh BĐBP Khánh Hòa cho biết đến chiều nay có trên 10 ngàn phương tiện đánh bắt thủy sản và thủy nội địa về bến neo đậu tại các địa phương.

Hiện tại có 100 tàu cá hoạt động ven bờ với 860 thuyền viên đang đánh bắt ở các vùng biển Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu được đài canh BĐBP hướng dẫn vào các địa phương trú ẩn.

BĐBP tỉnh Khánh Hòa đã vận động 1.288 khách du lịch trên các đảo và sẵn sàng di dời 3.927 lao động đang sinh hoạt trên 1.454 bè về nơi an toàn.

Quảng Bình khẩn trương như trên công trường

Chiều 9-11, bầu trời Quảng Bình vần vũ mây đen. Người dân hối hả chống bão, cả tỉnh như một công trường! Đi bất cứ đâu cũng gặp cảnh mọi người xúc đất, cát vào bao chống bay mái tôn, chằng buộc dây cho hàng quán...

Trên sông Nhật Lệ, đến 15g30 không còn một chiếc tàu cá nào neo đậu. Tất cả tàu được ngư dân đưa lên trú bão ở vùng thượng nguồn thuộc huyện Quảng Ninh. Bộ đội biên phòng tỉnh bắn pháo hiệu báo bão và kêu gọi tàu thuyền vào bờ.

Toàn tỉnh có 3.632 tàu với 15.471 ngư dân đã vào bờ, chỉ còn 26 tàu với 190 ngư dân đang còn trên biển, nhưng đã nhận được lệnh vào bờ tránh bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài yêu cầu các khu neo đậu tàu thuyền phải bảo đảm khoa học, đưa hết tàu thuyền vào sâu trong các sông để tránh bão, chuẩn bị nhân lực và vật lực cho các hồ đập thủy lợi...

UBND tỉnh đã tổ chức các đoàn kiểm tra tại các địa bàn Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy.

Chưa có khi nào người dân vùng bão lũ Quảng Bình lại tất bật, hối hả với công tác chống bão như ở cơn bão số 14 này. Nhiều người dân mua gạo, mắm, dầu hoả, nến và xăng dầu dự trữ và... Nín thở chờ bão đổ bộ.

 Quảng Ngãi: Tàu thuyền ngư dân chạy tránh bão 

Đến chiều 9-11, tổng số tàu thuyền của tỉnh Quảng Ngãi đang ở trên các vùng biển quần đảo Hoàng Sa là 144 phương tiện với 2.357 lao động; quần đảo Trường Sa là 50 phương tiện/897 lao động (có 49 phương tiện đang trú bão tại các đảo, 1 tàu đã vào Malaysia tránh bão).

 Thanh Hóa: Còn hàng trăm tàu thuyền trên biển 

Chiều 9- 11, thông tin từ Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh có 7.038 phương tiện (23.344 lao động) vào bờ tránh trú bão an toàn, hiện đang neo đậu trong các âu neo đậu tàu thuyền, bến cá, cửa sông của tỉnh.

Hiện nay, sáu huyện, thị ven biển của Thanh Hóa còn 463 phương tiện (1.389 lao động) đang hoạt động trên biển, trong đó có 438 phương tiện (1.263 lao động) hoạt động gần bờ, đi về trong ngày, chiều tối 9-11 vào bờ tránh bão.

25 phương tiện (126 lao động) đang hoạt động ở vùng biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phòng, đã nắm được thông tin cảnh báo tình hình, hướng đi của bão Hải Yến, đang chạy vào bờ tìm nơi neo đậu an toàn trong chiều nay.

HÙNG HẬU - TRẦN CÔNG THI - LAM GIANG - HÀ ĐỒNG - HUY HOÀNG - PHI HÙNG- VÕ MINH

------------------------------------

* Tin bài liên quan: 

>>Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải họp khẩn ở Thừa Thiên - Huế
>>Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra Quảng Ngãi chống bão
>>Bà con miền Trung căng người "đua" với "bão hủy diệt"
>>Dân phố cổ vừa chằng chống vừa lo lắng trước Haiyan
>>Sơ tán dân, hàng triệu HS miền Trung nghỉ học ngày 9-11
>>Cơn bão mạnh nhất lịch sử vào biển Đông
>>Chiến sĩ nhà giàn xuống tàu tránh bão khẩn cấp
>>Chống siêu bão Haiyan bằng tất cả giải pháp
>>Hàng nghìn tàu thuyền đã vào bờ tránh siêu bão Haiyan
>>Hơn 453.000 bộ đội, dân quân sẵn sàng chống bão
>>Dân vùng biển Quảng Nam "độn thổ" trú bão

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến